Mùng 5 tết 2023 là ngày mấy dương lịch?

Tết Nguyên Đán đang đến gần, ngoài lịch nghỉ tết theo quy định của pháp luật thì một vấn đề cũng rất được quan tâm đó là Mùng 5 tết 2023 là ngày mấy dương lịch? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn chia sẻ vị trí trên Google Maps đơn giản
  • Top 3 ngân hàng vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND
  • Cách xem lại và thu hồi lời mời kết bạn Facebook đã gửi
  • Ronaldo lần đầu vắng bóng trong danh sách đề cử Quả bóng vàng sau 20 năm
  • Địa chỉ trung tâm bảo hành samsung thành phố hồ chí minh

Tết Nguyên Đán là gì?

– Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam.

– “Tết” là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

– Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này.

– Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tham Khảo Thêm:  Lịch công bố điểm chuẩn Đại học năm 2022 – Tất cả các trường

– Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…

– Đây là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau đón chào những điều may mắn của năm mới và cũng là truyền thống ý nghĩa, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Nguồn gốc của tết Nguyên Đán

Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc.

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm.

Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Tham Khảo Thêm:  KÝ HIỆU NGÀY SẢN XUẤT VÀ HẠN SỬ DỤNG

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

Tết Nguyên đán được nghỉ mấy ngày?

Trước khi trả lời được câu hỏi Mùng 5 tết 2023 là ngày mấy dương lịch? Cần nắm được thời gian nghỉ tết Nguyên đán.

Sau một thời gian lấy ý kiến từ các Bộ và các Ban ngành, ngày 1/12/2022 vừa qua Văn phòng Chính Phủ đã ban hành Công văn số 8056/VPCP-KGVX gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc nghỉ Tết Âm lịch Quý Mão và nghỉ lễ Quốc Khánh năm 2023.

Công văn đã trả lời đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH tại văn bản số 4297/LDTBXH-ATLD ngày 26/10/2022 về việc đề xuất lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2023. Theo Công văn Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý với ý kiến đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH.

Theo đó, tổng thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 sẽ kéo dài 07 ngày, từ ngày 20/1/2023 đến hết ngày 26/1/2023, tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão.

Tham Khảo Thêm:  Giỗ Tổ Hùng Vương

Lịch trên được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội trực thuộc Nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam.

Phương án nghỉ Tết Nguyên Đán của đơn vị, doanh nghiệp không trực thuộc Nhà nước cần đảm bảo 5 ngày. Có thể lựa chọn phương án nghỉ 1 ngày năm cũ và 4 ngày của năm mới hoặc phương án nghỉ 2 ngày năm cũ và 3 ngày của năm mới. Trường hợp nếu ngày nghỉ Tết Nguyên Đán trùng ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù theo quy định.

Mùng 5 tết 2023 là ngày mấy dương lịch?

Tết năm 2023 là năm Qúy Mão và ngày mùng 1 tết bắt đầu vào ngày Chủ nhật (tức ngày 22/01/2023 dương lịch) và ngày giao thừa sẽ rơi vào ngày 21/01/2023 dương lịch (thứ 7).

Như vậy, Tết Âm lịch 2023 sẽ rơi vào các ngày:

– 29 Tết: Vào Thứ 6 ngày 20/01/2023 (dương lịch)

– 30 Tết: Vào Thứ 7 ngày 21/01/2023 (dương lịch)

– Mùng 1 Tết: Vào Chủ Nhật ngày 22/01/2023 (dương lịch)

– Mùng 2 Tết: Vào Thứ Hai ngày 23/01/2023 (dương lịch)

– Mùng 3 Tết: Vào Thứ Ba ngày 24/01/2023 (dương lịch)

– Mùng 4 tết: Vào Thứ Tư ngày 25/01/2023 (dương lịch)

– Mùng 5 tết: Vào Thứ Năm ngày 26/01/2023 (dương lịch)

Mùng 5 tết 2023 là ngày mấy dương lịch? Mùng 5 tết 2023 là ngày 26/01/2023 dương dịch.

Viết một bình luận