Đau hông trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Đau hông trái là triệu chứng phổ biến hay gặp hiện nay, chúng có thể hình thành trên nhiều đối tượng với các nguyên nhân không giống nhau. Cho dù xuất phát bởi nguyên nhân nào đi chăng nữa thì nhìn chung bệnh không những làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa, hệ xương khớp mà còn dễ là phản ứng bảo hiệu cơ thể đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau hông trái là bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì xin mời bạn đọc cùng với AiHealth đi tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

  • 6 địa chỉ khám sức khỏe tiền hôn nhân ở Hà Nội uy tín
  • Chả rươi đặc sản ở đâu? Gợi ý địa chỉ bán chả rươi Ngon đúng chuẩn
  • Con rươi là con gì? Con rươi sống ở đâu?
  • Vận chuyển hàng từ kho Thâm Quyến Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu?
  • Đau mu bàn chân – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách giảm đau hiệu quả?

Đau hông trái là bệnh gì?

Hông trái gọi tắt là vị trí vùng mông sau, vùng mạn sườn trái và vùng háng. Đau ở hông trái được phân biệt riêng thành những vùng khác nhau, bắt nguồn từ nhiều lý do không giống nhau. Thường thì ngoài triệu chứng đau nhức từ âm ỉ đến nhói dữ dội thì người bệnh còn gặp các biểu hiện đặc trưng khác như di chuyển khó khăn, bất tiện khi làm việc.

Với trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán là cơn đau cấp tính thì nó có thể lan xuống đến phần môi “cô bé” của nữ giới hoặc bìu dưới của nam giới và đương nhiên khả năng giảm đau là cực kỳ khó. Nếu như bạn đang gặp chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần cả về cường độ và tần suất thì hãy nghĩ ngay đến một trong các nguyên nhân như:

Đau hông trái xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau hông trái do bệnh lý

Có nhiều bệnh lý khác nhau khiến cho triệu chứng đau hông trái phát sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Theo đó nó có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý điển hình sau:

+ Đau dây thần kinh tọa: Đây là dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng đi qua đùi cho đến tận ngón chân. Đau dây thần kinh tọa được xem là căn nguyên gây ra đau hông trái gây ra bởi đa dạng yếu tố khác nhau. Trên thực tế thì có đến 70% tỷ lệ số người bệnh gặp đau nhức sẽ có hiện tượng lan từ hông đến sau đùi, qua bắp và ngón chân.

Tham Khảo Thêm:  Biển số xe 14 là ở đâu, của tỉnh nào?

+ Đau dây thần kinh liên sườn: Dây này chạy từ xương sườn đến vùng mông. Một khi dây này gặp tổn thương bởi yếu tố bên ngoài tác động thì sẽ tạo ra cảm giác đau vô cùng tại những nơi chúng đi qua. Cuối cùng hình thành chứng đau hông bên trái.

+ Viêm khớp háng: Khi bị viêm khớp háng thì người bệnh hay xuất hiện dấu hiệu đau từ vùng háng. Sau đó lan dần đến những khu vực xung quanh kèm theo đau ở mông trái. Cuối cùng khiến người bệnh gặp khó khăn mỗi khi cử động, đau nghiêm trọng hơn khi dạng chân, xoay chân hoặc lên xuống cầu thang. Đặc điểm nhận biết rõ nhất là đau nhức nhiều vào sáng sớm cộng chiều tốt, ấn vào mặt ngoài của hông trái thấy đau.

+ Đau do hội chứng thắt lưng hông: Bệnh xuất phát từ đau tại cột sống sau đó lan sang phần mông, đùi khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, thậm chí cả ngồi xổm.

+ Viêm đại tràng: Đại tràng gặp viêm gây nên đau tức bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu kèm theo đau nhức hông trái.

Viêm đại tràng biểu hiện bởi đau lưng trái

+ Sỏi thận: Đau do sỏi thận tập trung tại mạn sườn và bụng bên trái. Có thể đau thường xuyên qua cả lưng kèm cứng quặn thắt khiến người bệnh vận động và đi lại không được như bình thường. Ngoài ra người bệnh còn gặp đau rát, tiểu ra máu, tiểu buốt,…

+ Đau do tắc ruột: Tình trạng đau xảy ra khi mà thức ăn ở ruột non không kịp tiêu hóa hết, hình thành nên những cơn đau quặn thắt ở hông trái.

+ Bệnh Zona thần kinh: Bệnh gây ra bởi virus làm bỏng rát, đau nhức, nổi phồng nước và ảnh hưởng đến dây thần kinh. Có thể xuất hiện ở mọi vị trí cơ thể, nếu hình thành tại bờ sườn trái thì nguy cơ bị đau hông trái rất cao.

Tham Khảo Thêm:  Đại lộ Đông Tây: Con đường di sản của Sài Gòn

+ Hội chứng do rối loạn tử cung: Nữ giới bị mắc chứng rối loạn tử cung sẽ hình thành nên những vấn đề xấu liên quan đến hông và tình trạng đau nhức ở hông bên trái.

Một số bệnh lý cũng gây nên đau hông trái ví dụ như sỏi niệu quản, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, viêm đài bể thận, viêm loét dạ dày,…

Đau hông trái do yếu tố cơ học

+ Chấn thương, tai nạn: Gồm tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đau hông bên trái.

+ Luyện tập sai cách: Trong khi tập thể thao, nếu bạn hoạt động quá mức thường xuyên sẽ gây căng giãn cơ, đầu độc cơ và hình thành đau hông trái.

+ Vận động, làm việc sai tư thế: Đối tượng lái xe đường dài, nhân viên văn phòng,… có đặc điểm là hay phải ngồi làm việc lâu. Cùng với đó là ngồi sai tư thế, không tập luyện, mang đồ không đúng cách thì rất dễ khiến cho bạn bị cong vẹo cột sống, đau hông trái, gù lưng,…

+ Thừa cân, béo phì: Chính sự chèn ép hình thành do trọng lượng cơ thể tăng không kiểm soát cũng là nguyên nhân khiến cơ xương khớp hoạt động quá mức làm đau khớp, đau hông bên trái, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…

Chấn thương trong thể thao cũng gây ra đau hông trái

Đau hông trái có nguy hiểm không?

Thắc mắc đau hông trái có nguy hiểm không luôn nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng hiện nay. Có thể khẳng định lại thêm một lần nữa là chứng bệnh này được khởi nguồn từ đa dạng các nguyên nhân khác nhau. Nếu là căn nguyên cơ học như chấn thương, tai nạn trong thể thao hay lao động thì bạn không cần phải quá lo lắng vì bệnh có thể dễ dàng khắc phục khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên khi bị đau hông trái xuất phát là triệu chứng liên quan đến xương khớp hay hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Hãy chủ động đi thăm khám trực tiếp tại bệnh viện/cơ sở y tế để phòng tránh biến chứng nguy hiểm nhé!

Cách khắc phục đau hông trái hiệu quả

Ngay khi xuất hiện triệu chứng đau hông bên trái kéo dài một thời gian thì bạn cần chủ động đi thăm khám nay để bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có những biện pháp chữa trị kịp thời nhất. Tùy vào nguồn gốc phát sinh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:

Tham Khảo Thêm:  Vịnh Vĩnh Hy ở đâu? Điểm đến đẹp mê hồn gần Nha Trang – Checkin Nha Trang

+ Tiêm corticosteroid nhằm giảm viêm nhiễm: Betamethason,…

+ Tập vật lý trị liệu để tăng cường vận động các cơ xung quanh, cải thiện phạm vi vận động khu vực tổn thương.

+ Phẫu thuật dẫn lưu áp xe hoặc u nang

+ Phẫu thuật chữa trị thoát vị đĩa đệm hư hỏng hoặc thay thế khớp nhân tạo

Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả chữa trị thì người bệnh cũng cần phải lưu ý thêm một số điều sau đây:

+ Nghỉ ngơi, thư giãn thường xuyên đối với dân văn phòng làm việc cường độ thời gian dài với máy tính hay công việc bê vác nhiều. Khi muốn nhấc vật nặng lên hãy co đùi gấp gối chân lại vừa phải nhưng đảm bảo lưng thẳng, không cần giữ thẳng hai chân, cúi cong người xuống khi nhấc.

+ Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng lưu thông máu và tăng dẻo dai cho xương khớp.

+ Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ nước, vitamin, canxi, chất xơ,… hàng ngày để tăng cường đề kháng và giảm nhanh cơn đau khó chịu. Đồng thời hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất kích thích có cồn, có gas,… để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay bệnh nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, bài viết gồm một số thông tin cơ bản về dấu hiệu đau hông trái mà dịch vụ bác sĩ riêng cho bệnh nhân muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng sau khi đã nắm bắt được những kiến thức này thì người bệnh sẽ đưa ra được cho mình lựa chọn tốt nhất trong chữa trị bệnh của bản thân. Bên cạnh đó nếu không chắc chắn về tình trạng của mình thì hãy đi thăm khám hoặc gọi đến số hotline 1900 6487 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn mau khỏi bệnh! Tải ứng dụng AiHealth để đăng ký khám và chữa bệnh bạn nhé.

Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây

Viết một bình luận