Địa Danh

Bài này nói về một tỉnh cũ ở Việt Nam. Các nghĩa khác xem tại Hà Tây (định hướng).

Có thể bạn quan tâm

  • Dịch vụ hút chân không
  • Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe ô tô đã hết hạn – Thủ tục nhanh gọnTrung tâm thi lái xe- Học lái xe A1,B2,C,D,E tại Hải Dương
  • Dạ dày là gì? Cấu tạo, vị trí nằm ở đâu và cách chăm sóc
  • Việt Nam Tour Trekking
  • Nơi cấp CCCD gắn chip ghi ở đâu?

Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đã từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Nam Hà, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, và như vậy tỉnh này không còn tồn tại nữa.1

Điều kiện tự nhiên

  • Vị trí: 20°31’B – 21°17′B và 105°17′Đ – 106°00′Đ
  • Diện tích: 2,193 km²
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1,900 mm
  • Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C, chênh lệch khá cao giữa các vùng. Mùa hè ở đồng bằng lên tới 36 – 37 °C, cá biệt tới 41 °C, mùa đông ở vùng cao có thể xuống tới 3 °C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1,399 giờ
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 70 – 85%
  • Địa hình Hà Tây có thể chia làm ba khu vực là vùng núi (Ba Vì), vùng gò đồi phía Tây (Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) và vùng đồng bằng phía Đông.

Dân cư

Hà Tây có khoảng 2,47 triệu người với mật độ dân số 1,126 người/km² (2003).

  • Thành phần dân số: Nông thôn: 91%, Thành thị: 9%
  • Thành phần dân tộc: Kinh, Mường, trong đó người kinh chiếm đa số

Lịch sử

Tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Lúc đó tỉnh Sơn Tây bao gồm các huyện: Bất Bạt, Tùng Thiện, Thạch Thất, Quốc Oai,Phúc Thọ, Quảng Oai. Tỉnh Hà đông bao gồm các huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Tây gồm 2 thị xã: Hà Đông (tỉnh lị), Sơn Tây và 14 huyện: Bất Bạt, Tùng Thiện, Thạch Thất, Quốc Oai,Phúc Thọ, Quảng Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Tham Khảo Thêm:  Biển số xe 75 là ở đâu, tỉnh nào?

Ngày 26 tháng 7 năm 1968, hợp nhất 3 huyện Bất Bạt, Quảng Oai và Tùng Thiện thành huyện Ba Vì.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã: Hà Đông (tỉnh lị), Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa. Khi đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.

Tháng 12 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4,791.7ha, 228,715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã.

Tháng 8 năm 2007, Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.

Cuối tháng 7 năm 2008, tỉnh Hà Tây có 2 thành phố: Hà Đông (tỉnh lị), Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội (riêng xã Tân Đức được tách ra khỏi Ba Vì, sáp nhập vào thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày 14 tháng 7 năm 2008). Thành phố Hà Đông trở thành một quận của Hà Nội, còn thành phố Sơn Tây trở lại thành thị xã Sơn Tây.

Kinh tế

Thu nhập

Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2001 ước đạt 14,900 tỷ đồng. Theo tài liệu [1] thì năm 2001 dân số toàn tỉnh Hà Tây là 2,432,000 người, do đó GDP/người là 434 USD, tương đương với 6,157,300 đồng.

Cơ cấu kinh tế:

  • Tỷ trọng nông – lâm nghiệp: 36%
  • Công nghiệp, xây dựng: 30%
  • Dịch vụ là: 34%.

Làng nghề

Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như pháo Bình Đà, lụa Vạn Phúc, sơn mài – Duyên Thái, tiện gỗ – Nhị Khê, thêu – Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, mộc Đại Nghiệp, tơ lưới Hà Thao, tò he Xuân La…

Tham Khảo Thêm:  Biển số xe 15 là ở đâu, tỉnh nào?

Văn hóa-xã hội

Bài hát

Bài hát Hà Tây quê lụa của Nhật Lai ra đời khi Không quân Hoa Kỳ tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam với ca từ đẹp, giai điệu mượt mà đã trở nên nổi tiếng.

Lễ hội

  • Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) – một lễ hội dài nhất và vui nhất Việt Nam (3 tháng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch) thu hút khoảng nửa triệu khách mỗi năm.
  • Lễ hội hát du tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới được tổ chức một lần.
  • Các lễ hội khác là hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai) liên quan đến pháp sư Từ Đạo Hạnh, hội thả diều ở Bá Giang – Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hội chùa Đậu, hội chùa Và, hội đền Hát Môn, chùa Bối Khê, chùa Trăm gian, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), hội đền Thánh Tản Viên.
  • Lễ hội đền Lộ (huyện Thường Tín) – lễ hội dài 10 ngày (bắt đầu từ mồng 1 tháng 2 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch) thu hút hàng vạn khách mỗi năm.
  • Lễ hội đền Vân Trai (huyện Thường Tín)-từ mồng 9 đến 12 tháng 3 âm lịch tưởng nhớ các vua Hùng và vị thần hoàng làng, có nghi thức rước kiệu đẹp nhất cả vùng.
  • Lễ hội Chử Đồng Tử (một trong 4 vị thánh của Việt Nam) được tổ chức từ ngày 30 đến 1 tháng 4 (âm lịch) hàng năm tại xã Tự Nhiên huyện Thường Tín.
  • Lễ hội hát Chèo tàu được tổ chức trong 7 ngày từ Rằm tháng giếng đến 21 thắng Giêng.tại xã Tân Hội huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Bình Đà -Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội – tưởng nhớ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Linh Lang Đại Vương được tổ chức từ ngày 25 tháng 2 đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch tại khu di tích quốc gia Đền Nội-Đình Ngoại Bình Đà xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội)2

Danh Nhân

Đế vương

  • Phùng Hưng: Bố Cái Đại Vương
  • Ngô Quyền: Tiền Ngô Vương

Quan chức Cao cấp

Cấp Tể Tướng tương đương, trở lên Cấp Phó Thủ tướng Cấp Bộ trưởng Tướng Lĩnh Quân sự Lý Phục Man: Phò mã, Tiền Lý Triều Thái úy Nguyễn Trực: Trạng nguyên, Thự Trung Thư Lệnh,

Thừa Chỉ Hàn Lâm Viện, Á Liệt Khanh, Tế tửu Quốc Tử giám,

Nguyễn Văn Huyên: Nhà Văn Hóa

Nhà Bác Học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Giáo sư Sử Học.

Tham Khảo Thêm:  Biển số xe 76 ở tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?

Đặng Tiến Đông: Đại Đô Đốc Đỗ Kính Tu: Đế Sư, Thái úy, Thái phó, Thái Bảo Nguyễn Cảnh Câu: Đại Tư Mã (Nhà Lý) Đặng Tiến Vinh: Tả Tư Không Vũ Kỳ: Chánh Văn phòng Chủ tịch Nước Đào Quang Hoa: Tả Đô Đốc Nguyễn Trãi: Nhập Nội Hành Khiển (Tể Tướng)

Tuyên Phong Đại Phu, Thừa Chỉ Hàn Lâm Viện

Phan Kế Toại: Phó Thủ tướng Phạm Khôi Nguyên: Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Lê Trọng Tấn: Đại tướng, Tổng Tham mưu Trưởng Lý Tử Tấn: Nhập Nội Hành Khiển Nguyễn Khánh: Phó Thủ tướng. Bùi Quang Vinh: Bộ trưởng kế Hoạch Đầu tư Phùng Thế Tài: Phó Tổng Tham mưu Trưởng. Nguyễn Kính: Thái úy, Tây Quốc Công,

Truy Phong:Tây Kỳ Vương

Xuân Thủy: Phó Chủ tịch Nước

, Ngoại Trưởng

Nguyễn Bắc Son: Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Đỗ Bá Tỵ: Đại tướng, Tổng Tham mưu Trưởng Mạc Nguyên: Thái Bảo, Phú Quốc Công Phan Trọng Tuệ: Phó thủ tướng chính phủ Đỗ Trung Tá: Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Mạc Ngọc Liễn: Phò mã, Thái Bảo, Đà Quốc Công, Chưởng Phủ Sự Đỗ Quang Trung: Bộ trưởng Nội vụ Đặng Đình Huấn: Thái úy, Chưởng Sử, Nghĩa Quận Công Nguyễn Xuân Cường: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phùng Khắc Khoan: Thái phó, Mai Quận Công, Đào Quang Nhiêu: Thái Tể, Đương Quận Công Nguyễn Văn Tố: Trưởng ban Thường trực Quốc hội (chủ tịch QH). Bùi Bằng Đoàn: Trưởng ban Thường trực Quốc hội

(chủ tịch QH) Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn.

Nguyễn Cao Kỳ: Phó Tổng thống, Thủ tướng (Việt Nam Cộng Hòa). Vũ Văn Mẫu: Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao

Danh Y:

  • Hoàng Đôn Hòa: Phò mã
  • Nguyễn Gia Phan
  • Nguyễn Tài Thu

Du lịch

Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia đó là Chùa Hương và Khu du lịch Ba Vì. Về số di tích lịch sử được công nhận Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các địa chỉ du lịch có: Di tích quốc gia Đền Nội – Đình Ngoại Bình Đà thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn – Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc – Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, làng cổ Đường Lâm, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử (ngày 30/3 – 1/4 (âm lịch) hàng năm, tại xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây)…..

Tham khảo

(Nguồn: Wikipedia)

Viết một bình luận